Thiên nhiên trong tổ ấm của bạn - Phần 1

ARCI
Thiên nhiên trong tổ ấm của bạn - Phần 1
Ngày đăng: 12/11/2022 03:09 PM

    THIẾT KẾ MẢNG XANH CHO CÁC KHU VỰC KHÁC NHAU TRONG NHÀ Ở


    PHẦN 1: NHỮNG LOẠI CÂY - HOA TÔN LÊN VẺ ĐẸP CHO KIẾN TRÚC NGOẠI CẢNH

     

    1. Cây Trúc (Trúc cần câu hoặc Trúc Quân Tử)

    Trúc là loài cây nằm trong bộ tứ bình (Tùng - Cúc - Trúc - Mai). Nằm trong bộ tứ nghệ thuật truyền thống văn hóa Phương Đông, Cây trúc mang lại trí tuệ, vững vàng hiên ngang trước nghịch cảnh.

    Là loài cây nhiệt đới, ưa thích ánh sáng, không chịu ngập úng, thân cây thanh mảnh, mọc thẳng, ít sâu bệnh, cao từ 1,5m đến 3m hoặc lên đến 4m tùy thuộc vào môi trường sống. Có sức sống dẻo dai và phát triển tốt trong điều kiện khắc nghiệt, rất thích hợp để làm hàng rào xanh, hoặc làm các mảng xanh che chắn cho các phần bê tông, tường rào thô kệch, mang một màu xanh trong lành, thanh bình và mát mẻ cho bộ mặt công trình.

    2. Cây thằn lằn (cây vảy ốc)

    Thuộc họ cây leo, thích hợp và phát triển rất tốt với khí hậu nhiệt đới nóng ẩm nên là một giống cây không thể nào phù hợp hơn cho kiến trúc đặc trưng của người Việt Nam.

    Ngoài đem lại mảng xanh, sinh khí cho mảng tường, hàng rào của nhà bạn, cây còn mang ý nghĩa phong thủy về sự trường tồn, gắn kết, gắn bó và phát triển vươn rộng của các thành viên trong gia đình.

    Cây thằn lằn (vảy ốc) còn đa dạng về màu sắc và luôn phủ 1 sắc xanh quanh năm, trường tồn hơn bất kì loại vật liệu nào để làm hàng rào bạn nhé, không cần quá đắn đo về thiết kế hàng rào thế nào cho đẹp, cho bền, chỉ cần xây lên và phủ 1 lớp cây thằn lằn là bạn hoàn toàn yên tâm không còn lo lắng về những vết nứt, vết ẩm mốc, dơ bẩn của tường rào nữa!. Đặc biệt cây thằn lằn chỉ bám mỏng trên bề mặt, không gây hại hoặc tác động vào kết cấu gạch - tường.

    3. Cúc Tần Ấn Độ

    Không chỉ trang trí tường rào, các kiến trúc sư còn sử dụng Cúc tần ấn độ để giảm ánh nắng trực tiếp của hướng Tây và bức xạ nhiệt vào công trình hiệu quả.

    Cúc tần ấn độ thuộc nhóm cây leo khỏe mạnh, phát triển rất nhanh, chịu nắng, chịu nóng, chịu hạn tốt và khi gặp mưa cúc tần càng xanh tốt. Dễ dàng tồn tại trên nhiều loại đất khác nhau.

    Nói không quá khi gọi cục tần ấn độ là một giải pháp thông minh và toàn diện khi ứng dụng vào mặt tiền kiến trúc công trình phải không nào! Vừa mang lại mảng xanh tươi mát, độ rũ tự nhiên của loài này như mái tóc thướt tha mang lại sự mềm mại cho cảnh quan, đôi khi là như những tầng thác đổ hùng vĩ khiến ai đi ngang cũng phải ngước nhìn. Giảm nắng, giảm bức xạ nhiệt và chống nóng hoàn hảo cho căn nhà hướng Tây. 

    Chia sẻ:
    Bài viết khác:
    Zalo
    Hotline